top of page

5 lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép bọc, cách khắc phục nhanh tại nhà

Cũng như các thiết bị máy móc công nghiệp khác, máy ép bọc sau một thời gian sử dụng cũng sẽ gặp nhiều vấn đề lỗi không thể tránh khỏi. Cùng M5s tìm hiểu ngay một số lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy ép bọc nhé!


NỘI DUNG CHÍNH:

  1. Máy ép bọc nhựa không hoạt động

  2. Đường hàn bị co quéo hay máy không hàn được

  3. Băng chuyền của máy ép bọc đứng yên hoặc di chuyển rất chậm

  4. Dây nhiệt và dây curoa của máy ép bọc bị đứt, chảy

  5. Phần indate bị mờ, nhòe, không sắc nét

Máy ép bọc ngày nay đã không còn là thiết bị xa lạ đối với nhiều người dùng. Đây là loại máy chuyên dùng để hàn miệng túi nhựa, túi ni lông. Máy ép bọc hiện nay có rất nhiều dòng như máy ép bọc nhựa dập tay với công suất nhỏ, được dùng tại gia đình hay các cơ sở kinh doanh với quy mô đóng gói nhỏ.


Loại máy ép bọc liên tục, máy ép bọc dập chân thì dành cho các xưởng sản xuất quy mô lớn hơn. Ngoài ra còn có máy ép bọc hút chân không với khả năng vừa hút chân không vừa hàn miệng túi vô cùng tiện lợi.


Máy ép bọc được dùng phổ biến để đóng gói thực phẩm, thuốc, phim, tài liệu,… Để giải quyết được các vấn đề trục trặc của máy trong quá trình sử dụng, M5s sẽ chia sẻ đến bạn 5 lỗi máy ép bọc thường gặp nhất và giải pháp khắc phục nó ngay tại nhà.


>> Xem thêm 3 bí quyết giúp bạn mua được chiếc máy ép bọc chất lượng nhất tại: https://mayhanmiengtuimini.wixsite.com/mayhantui/post/may-ep-boc


1. Máy ép bọc nhựa không hoạt động

Đối với cả máy ép bọc mini cầm tay và cả máy ép bọc liên tục, nếu bạn gặp tình trạng máy không hoạt động, hãy:

  • Kiểm tra xem đã ấn nút nguồn khởi động chưa

  • Kiểm tra dây nguồn của máy ép bọc đã được cắm chặt với ổ cắm chưa, tránh tình trạng dây điện bị cắm lỏng lẻo, rớt ra ngoài.

  • Kiểm tra nguồn điện đang sử dụng có bị hỏng không

2. Đường hàn bị co quéo hay máy không hàn được

Đây là lỗi mà nhiều người dùng thường xuyên gặp phải, lỗi này thường xảy ra chủ yếu do tốc độ băng chuyền và thời gian hàn không tương thích với loại túi.


Nếu nhiệt độ hàn miệng túi quá cao, tốc độ băng chuyền chậm thì máy ép bọc nhựa bị nóng lâu dẫn tới việc đường hàn bị co quéo. Ngược lại nếu tốc độ băng chuyền nhanh, nhiệt độ thấp thì máy ép bọc thì sẽ không kịp hàn kín miệng túi được. Để khắc phục hai lỗi trên, người dùng cần điều chỉnh nhiệt độ và băng chuyền của máy ép bọc liên tục lại cho phù hợp.


Một mẹo nhỏ dành cho máy ép bọc cầm tay và cả máy ép bọc liên tục đó chính là với lần đầu tiên sử dụng, bạn nên hàn thử trước với tất cả loại bao bì cần hàn sau đó ghi chú lại thời gian hàn của từng loại giúp tiện lợi và nhanh chóng hơn cho những lần sử dụng sau. Máy ép bọc có thể hàn được rất nhiều chất liệu túi phổ biến hiện nay như PE, PP, OPP, túi zip, túi giấy bạc,…


3. Băng chuyền của máy ép bọc đứng yên hoặc di chuyển rất chậm

Lỗi này thường gặp khi khối lượng của túi sản phẩm vượt quá mức tải trọng cho phép của băng chuyền. Đối với loại máy ép bọc liên tục, người dùng cần lưu ý thêm với các băng chuyền tự động phổ biến hiện nay của máy ép bọc nhựa đều có tải trọng dưới 5kg.


Cách khắc phục: Người dùng nên sử dụng đúng với tải trọng băng chuyền mà trên máy đã quy định. Nếu túi sản phẩm của bạn có khối lượng quá lớn, như các túi gạo 10kg, túi ngũ cốc, bạn có thể tham khảo đến dòng máy ép bọc dập chân (hay còn gọi là máy ép bọc đạp chân).


4. Dây nhiệt, dây curoa của máy ép bọc bị đứt, chảy

Hiện tượng dây nhiệt và dây curoa của máy ép bọc bị đứt, chảy là vấn đề mà máy ép bọc nhựa nào cũng gặp phải sau một thời gian sử dụng, do vậy bạn không cần phải lo lắng.


Sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của nhiệt độ cao, dây nhiệt và dây curoa của máy sẽ bị mòn, chảy và đứt. Do vậy người dùng cần kiểm tra thường xuyên và thay thế dây nhiệt, dây curoa khi thấy dây có dấu hiệu bị mòn, đứt.


Ngoài ra, bạn nên bật chế độ làm mát cho máy ép bọc ngay sau khi kết thúc quá trình hàn để đảm bảo độ bền cho dây nhiệt, dây curoa cũng như các bộ phận bên trong máy.

Việc thay thế dây nhiệt, dây curoa rất đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian của người dùng. Bạn hoàn toàn có thể tự thay thế dây nhiệt theo video hướng dẫn của M5s tại Website, Youtube.



5. Phần indate bị mờ, nhòe, không sắc nét


Đây là lỗi thường gặp ở máy ép bọc liên tục có in date. Hiện tượng này thường xảy ra do bộ phận gắn ký tự in date bị mòn hoặc vị trí của bộ phận gắn ký tự bị lệch, khiến các ký tự in date không chạm tới được vị trí cần in date trên bao bì.


Trên đây là những chia sẻ của M5s về những vấn đề lỗi thường gặp của máy ép bọc, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý khách hàng.

Nếu đã thực hiện những phương pháp khắc phục trên mà vẫn chưa khắc phục được thì bạn nên liên hệ ngay với nhà sản xuất hay đơn vị cung cấp để có những giải pháp tối ưu và nhanh chóng nhất nhé.



Để được báo giá máy ép bọc và tham khảo thêm máy ép bọc Tân Thanh, mua máy ép bọc Cần Thơ, xin vui lòng liên hệ M5s để được hỗ trợ nhanh chóng. 1. Website:  https://maymocdonggoi.vn/ 2. Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1y6zouUUA5w_dGnqI4NDdA 3. Bản đồ địa chỉ:  https://g.page/thietbidonggoim5s


bottom of page